Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Cô giáo Đinh Thị Đoài một tấm gương sáng về “Dân vận khéo”

Cô giáo Đinh Thị Đoài một tấm gương sáng về “Dân vận khéo”

Đinh Thị Đoài sinh ra và lớn lên tại tỉnh Hòa Bình. Cô tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Sử - Công dân năm 2004 tại tỉnh Hòa Bình theo tiếng gọi của Đảng cô quyết định xa quê hương, gia đình đến Tỉnh Lào Cai nhận công tác tỉnh, thời điểm đó Lào Cai vẫn còn là một tỉnh khó khăn, điều kiện tinh tế , trình độ dân trí  thấp, cơ sơ hạ tầng kém. Cô giáo Đinh Thị Đoài  dù mới chân ướt, chân ráo đến nhận công tác tại huyện Văn Bàn – Lào Cai với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, say mê với nghề dạy trẻ, không ngại khó khăn cô đã tình nguyện đến day học tại một xã vùng 3 của huyện – xã Liêm Phú, đây là môt đặc biệt khó khăn 100% học sinh là đồng bào dân tộc chủ yếu là dân tộc Dao, H mông, Tày.  Trong quá trình giảng dạy tại trường THCS Liên Phú, cô luôn truyền đạt những kiến thức đã được học ở giảng đường cho các em học sinh bằng cả tấm lòng, trái tim, hết mực yêu thương quan tâm học trò. Cô luôn luôn quan tâm những học sinh học gặp khó khăn trong học tập, tìm biện pháp phù hợp để giảng dạy và giúp đỡ động viên học sinh, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn động viên học sinh yên tâm học tập nội trú tại trường.

 

Sau hơn 10 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở xã Liêm Phú cô giáo Đinh Thị Đoài đã tạo được một bề dày thành tích cho bản thân cô cũng như cho nhà trường, cho nghành giáo dục huyện nhà nhiều năm liền cô đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, nhận bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh về giáo viên nhiều thành tích tiêu biểu xuất sắc. Sau khi xã Liêm Phú thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn cô Đinh Thị Đoài lại tình nguyện xin đến một trường thuộc xã vùng 3 dể cống hiến – Trường PTDT BT THCS Chiềng Ken.

Đến nới công tác mới cô Đinh Thị Đoài luôn thực hiện tốt ngày giờ công lao động và quy chế chuyên môn, nghiên cứu  kỹ bài trước khi lên lớp. Tham gia tích cực, có hiệu quả phong trào đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá học sinh. Dạy học bằng các phương pháp mới như: “Phương pháp bàn tay nặn bột”, lồng ghép dạy kĩ năng sống, quốc phòng an ninh vào các tiết học và các phương pháp dạy học tích cực khác nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và kĩ năng của học sinh, xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp.

Một cô giáo nhiệt tình, say mê nghề nghiệp, tinh thần phấn đấu vươn lên trong công tác, sự tận tình, tâm huyết trong công tác giảng dạy là những điều mà học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp nhớ đến khi nhắc tới cô. Chính sự say mê, nhiệt tình và làm việc đầy tinh thần trách nhiệm cô đã được mọi người tin yêu, kính trọng. Cô là một tấm gương tiêu biểu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏiCô được nhà trường tin tưởng giao cho nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử. Trong quá trình bồi dưỡng cô gặp không ít khó khăn: một số em học sinh chưa thực sự kiên trì, thấy khó là nản chí; một số gia đình chưa quan tâm đến việc học nâng cao của con em mình. Nhưng chưa bao giờ cô nản chí, cô đã vượt qua khó khăn, động viên, chia sẻ với các em và phụ huynh học sinh, dành hết tâm huyết và khả năng của mình để sưu tầm tài liệu, tìm ra phương pháp giảng dạy dễ hiểu và có hiệu quả. Với lòng say mê nhiệt tình, tận tụy với nghề. Nhiều năm liền đội tuyển học sinh giỏi do cô bồi dưỡng đã đem về cho nhà trường, gia đình, thầy cô biết bao thành tích rất đáng trân trọng và tự hào. Đối với cô, phần thưởng lớn nhất chính là sự chăm ngoan, tiến bộ của học sinh, là những lời cảm ơn từ phụ huynh học sinh. Và mỗi lần như vậy, cô đều nở một nụ cười thật hạnh phúc, nụ cười của một người tâm huyết với nghề .

 

Ngoài công tác chính là giảng dạy cô Đinh Thị Đoài còn làm nhiều công tác kiêm nghiệm khác đặc biệt là trong công tác chủ nhiệm lớp. Cô là một cô giáo chủ nhiệm giỏi luôn tạo được niềm tin với ban giám hiệu, đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh.

          Đây là công tác kiêm nghiệm cho nên nhiều đồng chí giáo viên thường ít quan tâm, đầu tư, chú trọng cho công tác này, còn với cô Đinh Thị Đoài thì lại khác cô luôn trăn trở với nhiệm vụ của minh được giao. Ngay từ khi nhận lớp chủ nhiệm cô đã tiến hành nghiên cứu lý lịch học sinh ( hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của bố, mẹ, anh, chị, em trong gia đình, điều kiện kinh tế của gia đình từng em,…) để nắm bắt được hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh. Nghiên cứu hồ sơ của học sinh:  Học bạ, các bảng điểm của học sinh để thấy được khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, cũng như sức học của từng học sinh. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh để có thêm những thông tin về từng đối tượng học sinh. Trao đổi trò chuyện với học sinh để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, sở thích, thái độ trong quan hệ với tập thể lớp ( thờ ơ hay hăng hái, nhanh nhẹn tháo vát hay chậm chạp).          Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của năm học trước và giáo viên bộ môn để nắm bắt về tình hình học tập và rèn luyện của từng học sinh. Tham gia các hoạt động tập thể cùng học sinh như: Hoạt động ngoại khóa, hoạt động giữa giờ, các buổi lao động,… để hiểu rõ hơn về tinh thần tập thể, ý thức hợp tác trong công việc chung của các em.

          Do đặc thù của học sinh lớp gia đình ở xa trường phần lớn phải ở bán trú nên thường xuyên các em nghỉ học, trốn học về nhà, nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn phải ở nhà phụ giúp gia đình nếu như không có sự động viên kịp thời của cô Đoài và các bạn trong lớp thì chắc chắn các em sẽ bỏ học việc duy trì số lượng, tỉ lệ chuyên cần của lớp chủ nhiệm sẽ không đạt. Cho nên đã thành lập một ban vận động và thăm hỏi gồm: Giáo viên chủ nhiệm, ban đại diện cha mẹ học sinh và ban cán sự lớp đi thăm hỏi, động viên, vận động những họa sinh đi học thất thường và học sinh có nguy cơ bỏ học ra lớp đầy đủ. Thường xuyên tổ chức các buổi đi thăm gia đình học sinh đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt. Với những học sinh nghèo, khó khăn không có quần áo, giầy dép đến trường bản thân cô Đoài tự bỏ tiền ra mua cho các em, quyên góp quần áo cũ tạo điều kiện để các em đến lớp, kêu gọi các bạn học sinh trong lớp, các thầy cô giáo trong trường ủng hộ để mua sách vở, đồ dùng học tập,…   

          Nhưng học sinh ốm đau, gia đình có chuyện buồn cô thường kết hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp tổ chức thăm hỏi, động viên tinh thần cho các em và gia đình. Từ đó tạo ra được mối quan hệ khăng khít giữa giáo viên và gia đình học sinh trong việc giáo dục học sinh.

          Với những học sinh có nguy cơ nghỉ học, bỏ học cô trực tiếp báo cáo với BGH nhà trường, nhờ chính quyền địa phương, trưởng thôn bản, kết hợp với giáo viên phụ trách thôn bản đến từng nhà học sinh để làm công tác tư tưởng cho các em và gia đình, để họ hiểu được việc đi học vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của học sinh và gia đình. Nhớ lại những buổi đi vận động học sinh ra lớp của cô tôi thấy thật vất vả phải đi vào buổi tối mới gắp được phụ huynh, dân cư sống không tập chung, giao thông đi lại khó khắn nhiều đoạn đường không đi được xe máy, phải dắt bộ, thậm chí phải gửi xe đi bộ, có những ngày đi vận động học sinh đến 23 giờ đêm mới về đến nhà, vừa đói, vừa mệt,… Song với lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm của nhà giáo “ Tất cả vì học sinh thân yêu” cô đã không quản ngại khó khăn, bằng mọi cách tôi đã huy động được học sinh đến lớp đầy đủ.            

          Để tạo sự gần gũi, gắn kết giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm, cô Đoài luôn sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh để giới thiệu về mình, kể cho học sinh nghe những câu chuyện về cuộc đời mình, những tấm gương người tốt, việc tốt, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của mình. Đây là hoạt động giúp cô trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện. Hình thành cho các em cảm giác an toàn “Trường là nhà, thầy cô, bạn bè là người thân”  Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Theo cô học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.

          Trong các buổi lao động, ngoại khóa,… để động viên, cổ vũ tình thần các em hay say làm việc sau mỗi buổi hoạt động cô còn mua cho học sinh mỗi em một chiếc kem túi, hay pha cho các em một bình nước chanh đường để giải khát,… Tuy giá trị  vật chất không lớn nhưng việc làm của đã tạo ra được tình cảm thầy - trò gần gũi, gắn bó khăng khít hơn, các em học sinh cảm nhận được sự yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của cô giáo giành cho mình giống như một người thân trong gia đình. Không những thế các em còn cảm thấy rất thích thú, hào hứng, thích tham gia vào các hoạt động.

Cô còn kết hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh lớp ủng hộ tiền và quyên góp bằng nhiều hình thức, hàng tháng tổ chức sinh nhật cho học sinh một lần vào cuối tháng. Tất cả những học sinh được sinh nhật trong tháng mỗi em sẽ được tặng một chiếc bánh sinh nhật mi ni trên đó có ghi đầy đủ tên của từng học sinh, mối học sinh cũng sẽ được in tặng một tấm thiệp kèm theo những lời chúc tốt đẹp, đồng thời còn mua một ít bánh, kẹo để cả lớp liên hoan sinh nhật cùng học sinh . Từ đó tình cảm thầy trò, bạn bè gắn kết khăng khít hơn, các em thấy yêu trường, yêu lớp hơn..

Đặc biệt với những học sinh hay mắc lỗi ( nghỉ học, trốn học, không học bài và làm bài tập, vi phạm nội quy của lớp, ...). cô Đoài không nặng lời, to tiềng hay sử phạt các em mà cô luôn  tìm hiểu nguyên nhân vi sao các em lại nghỉ học (do gia đình bắt nghỉ hay do bản thân các em không thích học); trốn học (do không thích học, do nhận thức chậm xấu hổ không dám đến lớp hay do sợ đến trường bị cô giáo sử phạt, hay vì một lý do nào khác) để từ đó cô có hướng giải quyết và giúp đỡ các em. Với phương châm ‘‘ Nạt mềm buộc chặt’’ cô đã  giành nhiều thời gian hơn để quan tâm, trò chuyện, tâm sự, động viên, giúp đỡ, khích lệ các em sửa chữa những lỗi lầm. 

Trần Thị Loan - Giáo viên, trường PTDTBT THCS Chiềng Ken